Thi công san lấp mặt bằng là một dịch vụ thi công được thực hiện từ các đội ngũ chuyên nghiệp cùng sự hỗ trợ các máy móc đạt tiêu chuẩn.
1. Mô tả
Thi công san lấp mặt bằng là một dịch vụ thi công được thực hiện từ các đội ngũ chuyên nghiệp cùng sự hỗ trợ các máy móc đạt tiêu chuẩn. Việc san lấp bề mặt ở mọi địa hình từ cao đến thấp trở nên bằng phẳng hơn, rộng rãi hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và kinh phí. Tất cả các hoạt động xây dựng đều cần san lấp mặt bằng.
2. Những loại hình mặt bằng cần san lấp như:
- San lấp mặt bằng nhà phố, nhà ở cấp 1,2,3,4
- San lấp mặt bằng khu vực nhà xưởng và nhà máy
- San lấp mặt bằng bệnh viện, chung cư và khu đô thị
- San lấp mặt bằng dự án và nhà dân
- San lấp mặt bằng khu công nghiệp và khu công cộng

3. Những định mức tiêu chuẩn trong công tác san lấp mặt bằng
Bạn không thể tùy tiện san lấp mặt bằng một cách tự do, mà khi thực hiện thi công luôn cần nắm rõ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
- Thiết kế độ cao trung bình để đảm bảo an toàn.
- Bề mặt độ dốc cần bằng phẳng sau khi đã san bằng.
- Mái dốc của phần đất đã đào và đã lấp cần chú ý.
- Độ bám chắc của nền sau khi san lấp có độ bền cao.

4. Các bước thi công san lấp mặt bằng
Để thi công san nền cho mặt bằng sẽ có 7 bước thực hiện sau đây:
- Bước 1: Khảo sát, đánh giá và đưa phương án làm việc.
- Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và máy móc xe cơ giới vào công trình
- Bước 3: Khai báo địa phương, chuẩn bị công các an toàn cho các khu vực xung quanh (giấy phép san lấp mặt bằng, căng dây đen cảnh báo,...)
- Bước 4: Thi công đào nền và cho đổ nền bằng những vật liệu (đá, cát, xà bần,...)
- Bước 5: Sửa chữa, kiểm tra định kỳ các khu vực viên xung quanh một cách tỉ mỉ bằng tay.
- Bước 6: Tiến hành lu ủi mặt bằng, kết hợp đầm để bề mặt cứng cáp chặt chẽ sao cho định mức san lấp mặt bằng có độ dày từ 25-30cm và K=0.98
- Bước 7: Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu.